![logo](https://encas.vn/uploads/2024/06/bia-2.jpeg.webp)
Đo điện từ trường
- Trang chủ
- Phương pháp - Kỹ thuật
- Đo điện từ trường
Các đại lượng cần đo của trường điện từ sẽ được ghi nhận bằng bộ cảm biến (ăngten) của máy đo và hiển thị kết quả ngay trên màn hình của máy đo.
Phương pháp đo điện từ trường tần số công nghiệp
Điện từ trường tần số công nghiệp là sóng điện từ có tần số 50 – 60Hz phát sinh do cảm ứng tĩnh điện và điện tử từ các nguồn điện cao thế (điện lưới).
1. Nguyên tắc
- Đo điện từ trường: Thực hiện tại các khu vực có nguồn phát điện từ trường tần số công nghiệp và khu vực lao động làm việc chịu ảnh hưởng của điện từ trường này.
- Thời điểm đo: Khi thiết bị mới được đưa vào vận hành, khi tổ chức nơi làm việc mới, khi có thay đổi kết cấu thiết bị và định kỳ đo.
- An toàn: Khi đo phải tuân thủ các quy phạm an toàn điện tối đa.
2. Thiết bị đo
- Yêu cầu thiết bị đo: Phải tuân thủ các quy định pháp luật về đo lường. Thiết bị đo điện từ trường tần số công nghiệp phải có đầu anten thu được điện từ trường 50 - 60 Hz.
- Giới hạn đo:
- Độ nhạy tối thiểu: Điện trường 0,01 V/m; Từ trường: 0,01 mA/m.
3. Kỹ thuật đo
- Giữ khoảng cách: Khoảng cách tối thiểu 0,5 m giữa người đo và thiết bị để tránh ảnh hưởng từ bức xạ.
- Đo tại các thiết bị dùng điện: Đo ngang ngực người làm việc (nếu đứng), ngang đầu (nếu ngồi); đo tại vị trí cơ thể tiếp xúc gần nhất với nguồn điện từ.
- Đo tại các thiết bị cao thế, đường dây truyền tải điện:
- Tiến hành đo: Đặt máy trên giá hoặc cầm tay, bật máy, đo điện trường và từ trường tại các điểm đo. Khi kết quả đo ổn định, ghi kết quả vào biên bản đo hiện trường.
Phương pháp đo điện từ trường tần số radio
Theo quy ước chung, trường điện từ tần số radio hay tần số cao là trường do nguồn bức xạ phát loại sóng điện từ có tần số 3kHz – 300GHz tạo ra. Sóng siêu cao tần cũng được gộp trong trường điện từ tần số radio.
1 . Yêu cầu thiết bị đo
- Thiết bị đo phải tuân thủ các quy định pháp luật về đo lường.
- Yêu cầu:
2 . Vị trí đo
- Đo tại các cơ sở, trạm phát, khu vực làm việc có máy phát sóng và khu vực lân cận có người làm việc và qua lại.
- Vị trí đo:
3. Kỹ thuật đo
- Trước khi đo cần khảo sát để nắm được tần số, công suất của máy phát và thiết kế vệ sinh nơi làm việc.
- Đối với các thiết bị phát có công suất > 10 MHz, cần đo mật độ dòng năng lượng. Các máy có công suất trong khoảng < 10 MHz không cần đo mật độ dòng năng lượng.
- Xác định vị trí đo: tủ máy phát sóng, khớp nối cáp dẫn sóng, bàn làm việc, khu vực đi lại.
- Đo ở độ cao 0,5 m, 1 m, 1,5 m từ nền nhà và lấy kết quả trung bình.
- Bật máy, hướng ăng ten vào cực có công suất phát tối đa và hướng có cường độ trường lớn nhất. Đo trong 6 phút và ghi kết quả vào biên bản đo hiện trường.
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và đánh giá chi tiết!
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN GIẢI PHÁP MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM
Tên viết tắt: ENCAS
Mã số thuế: 0317694741
Địa chỉ trụ sở: 223/5 Nguyễn Văn Công, Phường 3, Quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Phone: 0286.682.98.89
Mail : info@encas.vn
Bài viết liên quan
Đánh giá yếu tố tiếp xúc nghề nghiệp
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO, 2012): Đánh giá tiếp xúc là quá trình ước tính hoặc đo lường mức ...
Đo hơi khí độc
Chất độc là những chất khi xâm nhập vào cơ thể dù với một lượng nhỏ cũng gây các biến đổi sinh lý, ...
Đo tiếng ồn
Tiếng ồn trong môi trường lao động ảnh hưởng rất lớn tới sức khoẻ: Đặc trưng đầu tiên là ảnh hưởng ...
Đo và đánh giá liều phóng xạ
Hiện tượng hạt nhân nguyên tử của các nguyên tố phát ra những tia không nhìn thấy được, có khả năng ...
Đo và đánh giá rung động
Máy đo rung là thiết bị ghi nhận những dao động cơ học và chuyển thành các dao động điện sau đó ...
QCVN 03:2019/BYT - Giá trị giới hạn tiếp xúc cho phép đối với 50 yếu tố hóa học tại nơi làm việc.
BỘ Y TẾ Số: 10/2019/TT-BYT CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ...