![logo](https://encas.vn/uploads/2024/06/bia-2.jpeg.webp)
Đánh giá yếu tố tiếp xúc nghề nghiệp
- Trang chủ
- Phương pháp - Kỹ thuật
- Đánh giá yếu tố tiếp xúc nghề nghiệp
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO, 2012): Đánh giá tiếp xúc là quá trình ước tính hoặc đo lường mức độ, tần suất và thời gian tiếp xúc với một tác nhân của quần thể người tiếp xúc.
Các bước tiến hành đánh giá yếu tố tiếp xúc nghề nghiệp
Có thể phân tích thành 8 bước đánh giá yếu tố tiếp xúc nghề nghiệp trong quá trình thực hiện, kết quả sau cùng được thể hiện trên bảng đánh giá gồm các nội dung như mục VI trong biểu mẫu Kết quả QTMTLĐ (mẫu số 04, nghị định 44/2016).
Bước 1. Xác định yếu tố cần đánh giá
Từ dây chuyền công nghệ sản xuất, qua khảo sát thực tế, nắm thông tin từ người có trách nhiệm của đơn vị, xác định được các yếu tố cần đánh giá tiếp xúc để chuẩn bị kế hoạch trước khi tiến hành đánh giá.
Một đơn vị có thể có một hoặc nhiều yếu tố cần đánh giá tiếp xúc ở một hoặc nhiều bộ phận, công đoạn.
Bước 2. Xác định vị trí đánh giá
Xác định cụ thể bộ phận, công đoạn, vị trí làm việc cần đánh giá.
Bước 3. Xác định số người tiếp xúc và mô tả nội dung công việc
Mỗi vị trí đánh giá cần xác định số NLĐ làm việc có tiếp xúc với yếu tố nguy cơ.
Mô tả quy trình làm việc của NLĐ trong ca lao động từ khi bắt đầu ca làm việc đến khi kết thúc ca. Lưu ý mô tả các hoạt động có tiếp xúc với yếu tố nguy cơ cần đánh giá.
Bước 4. Xác định yếu tố tiếp xúc
YTTX có thể là yếu tố trực tiếp gây bệnh như: dầu, mỡ, xăng, bụi, hóa chất; có thể là các đối tượng mang mầm bệnh như: bệnh nhân, bệnh phẩm, dịch tiết...
Bước 5. Xác định tần xuất tiếp xúc
Tiếp xúc hàng ngày: ít nhất mỗi ngày 1 lần.
Tiếp xúc hàng tháng: ít nhất mỗi tháng 1 lần.
Tiếp xúc hàng năm: ít nhất mỗi năm 1 lần.
Bước 6. Xác định thời gian tiếp xúc
Số phút tiếp xúc; số giờ tiếp xúc / ngày.
Số ngày / tháng.
Số tháng / năm.
Bước 7. Xác định biện pháp BHLĐ đang sử dụng
Đánh giá người lao động có sử dụng phương tiện bảo hộ lao động thích hợp trong khi lao động như: khẩu trang, quần áo bảo hộ, găng tay, ủng...
Bước 8. Đánh giá nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp
Đối với một số BNN như: viêm phế quản mạn tính, sạm da – thời gian tiếp xúc dài, tần suất cao thì nguy cơ mắc bệnh càng tăng.
Một số BNN có thể mắc phải ở mức độ tiếp xúc ngắn, thậm chí chỉ một lần tiếp xúc: lao, viêm gan B, viêm gan C, nhiễm HIV
Căn cứ vào các thông tin thu thập và các kiến thức về BNN mà kết luận yếu tố tiếp xúc có khả năng gây BNN hay không.
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và đánh giá chi tiết!
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN GIẢI PHÁP MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM
Tên viết tắt: ENCAS
Mã số thuế: 0317694741
Địa chỉ trụ sở: 223/5 Nguyễn Văn Công, Phường 3, Quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Phone: 0286.682.98.89
Mail : info@encas.vn
Bài viết liên quan
Đo hơi khí độc
Chất độc là những chất khi xâm nhập vào cơ thể dù với một lượng nhỏ cũng gây các biến đổi sinh lý, ...
Đo tiếng ồn
Tiếng ồn trong môi trường lao động ảnh hưởng rất lớn tới sức khoẻ: Đặc trưng đầu tiên là ảnh hưởng ...
Đo vi khí hậu - ánh sáng
Vi khí hậu nơi sản xuất là tổng hợp tình hình khí hậu trong khoảng không gian hẹp nơi làm việc. Bao ...
Đo điện từ trường
Các đại lượng cần đo của trường điện từ sẽ được ghi nhận bằng bộ cảm biến (ăngten) của máy đo và ...
Đo và đánh giá liều phóng xạ
Hiện tượng hạt nhân nguyên tử của các nguyên tố phát ra những tia không nhìn thấy được, có khả năng ...
Đo và đánh giá rung động
Máy đo rung là thiết bị ghi nhận những dao động cơ học và chuyển thành các dao động điện sau đó ...